Thực trạng Giết mổ bò ở Ấn Độ

Xung đột

Biếm họa chế diễu người đạo Hồi sát sinh bòMột con bò trang sức
Bày bán thịt bò ở Ấn Độ
Một cửa hàng thịt bò công khai tại Kotala

Những chính sách bảo vệ loài bò đang gây nên một cuộc xung đột tôn giáo tại Ấn Độ. Mâu thuẫn tín ngưỡng phát sinh tại đất nước thờ bò như Ấn Độ, việc gia tăng sự bảo vệ và tôn kính dành cho con vật này đã và đang là nguồn gốc xung đột giữa các tôn giáo. Những người theo đạo Hindu tôn thờ bò nhưng không bị cấm ăn thịt lợn, trong khi cộng đồng Hồi giáo không thể ăn thịt lợn nhưng vẫn có thể tiêu thụ thịt bò.

Vào tháng 6 năm 2016, hai người đàn ông Hồi giáo đã bị một tổ chức bảo vệ loài bò của người Hindu bắt ăn phân bò như hình phạt dành cho hành vi bị cáo buộc là vận chuyển thịt bò do phạm tội vận chuyển thịt bò sang bang Haryana ở phía bắc. Ngay lập tức, cộng đồng Hồi giáo đã dậy sóng vì hành vi trên của người Hindu và tạo nên nhiều cuộc tranh cãi, xung đột về vai trò của loài bò trong xã hội Ấn Độ. Một người đàn ông theo đạo Hồi bị một đám đông đánh cho đến chết tại một thị trấn nhỏ cách New Delhi một tiếng chạy xe vì người ta đồn rằng anh đã giết và ăn thịt một con bò, họ tin rằng người này tham gia buôn lậu gia súc. Một người lái xe tải bị giết ở Udhampur, thuộc bang Jammu và Kashmir, vì tin đồn người này tham gia giết bò. Ba người chết chỉ trong vòng ba tuần. Chưa có sự việc nào có mức độ độc ác như việc tàn sát những người tỏ ra không đủ tôn trọng đối với loài bò.

Quan chức chính phủ cũng tham gia vào vụ việc. Sau khi Thủ hiến bang Karnataka, một thành viên của đảng Quốc đại đối lập, gần đây tuyên bố rằng ông sẽ ăn thịt bò, một chính trị gia thuộc đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền đã doạ sẽ chặt đầu Thủ hiến Karnataka nếu ông này làm như đã tuyên bố. Sự kiện 20 cảnh sát đã tràn vào căng tin của văn phòng đại diện chính quyền bang Kerala ở Delhi, vì căng tin này quảng cáo món “thịt bò rán” trên menu. Thành viên hội đồng lập pháp bang Kashmir Kĩ sư Abdul Rashid bị tạt mực đen vào mặt vì đã mở một “bữa tiệc thịt bò”. Vào tháng 10 năm 2015, một nghị sĩ Ấn Độ đã đánh đồng nghiệp của mình ngay trong cuộc họp vì trước đó, ông này đã gọi phục vụ món thịt bò trong một bữa tiệc cá nhân tại nhà ông này. Những vụ tấn công gần đây đã cho thấy một vấn đề nghiêm trọng trong đường lối của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Modi.

Vào năm 2001, McDonald’s bị một vụ kiện ở Mỹ do ba doanh nhân người Ấn Độ sống ở Seatle khởi xướng. Những doanh nhân này là người ăn chay, hai trong số đó là người Ấn Độ giáo, đã đâm đơn kiện McDonald’s vì đã che giấu việc có sử dụng bò trong khoai tây chiên đã thừa nhận có dùng một lượng rất nhỏ tinh chất bò trong dầu ăn. McDonald’s chịu phạt 10 triệu USD và chính thức xin lỗi, và còn cam kết chấn chỉnh việc ghi thông tin thành phần món ăn trên bao bì sản phẩm và tìm giải pháp thay thế tinh chất bò dùng trong dầu ăn. Việc phát hiện McDonald’s dùng tinh chất bò trong dầu ăn khiến cộng đồng Ấn Độ giáo phẫn nộ. Họ đã xuống đường và đập phá một nhà hàng McDonald’s ở Delhi, gây tổn thất 45.000 USD, và kêu gọi Thủ tướng Ấn Độ lệnh đóng cửa các nhà hàng McDonald’s tại đây. Những người mua nhượng quyền McDonald’s tại Ấn Độ nhanh chóng phủ nhận việc họ sử dụng tinh chất bò trong dầu ăn, và những người Ấn Độ giáo cực đoan đã phản ứng bằng việc tuyên bố sẽ mang dầu ăn của McDonald’s đến phòng thí nghiệm để kiểm tra xem liệu có tinh chất bò trong đó hay không.

Nhiều ý kiến cho rằng trong phần lớn chiều dài lịch sử Ấn Độ, cách tiếp cận mặc định về cơ bản là “sống và để người khác sống” đưa ra lựa chọn của mình về vấn đề thịt bò, và để người khác đưa ra quyết định của họ. Chính phủ Modi quan tâm nhiều đến việc người khác ăn gì hơn là những gì họ nói ra. Chính phủ Modi đã thể hiện quan điểm về một loại chủ nghĩa sô vanh Hindu, ủng hộ một phần đức tin được diễn giải một cách rất hẹp của đạo Hindu. Thực tế, những người theo đạo Hindu ăn thịt bò, cũng như những người không ăn thịt bò, đều tìm được nền tảng cho niềm tin của mình trong các sách và văn bản cổ xưa của đạo Hindu. Ngược lại, Chính phủ Modi đã nuôi dưỡng là một hình thức bất khoan dung tôn giáo mang tính chủ quan, và những người ủng hộ, được khuyến khích vì BJP đang chiếm đa số tuyệt đối, buộc mọi người phải chấp nhận góc nhìn riêng của họ về việc Ấn Độ nên như thế nào, bất kể điều đó có thể gây tổn thương cho người khác.

Bên cạnh đó, Lệnh cấm giết trâu có thể gây nên thảm họa cho ngành xuất khẩu thịt trâu, bò của Ấn Độ. Hoạt động xuất khẩu thịt trâu, bò phát triển mạnh trong thập kỷ vừa qua, với mức tăng thường niên 17-19%. Có năm, các công ty xuất khẩu kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng lên tới 25%. Họ hy vọng lệnh cấm sẽ không gây nên tác động lớn, song họ vẫn lo lắng. Với một lệnh cấm như thế, hoạt động xuất khẩu thịt sẽ hứng chịu thiệt hại nghiêm trọng. Các doanh nghiệp Ấn Độ xuất khẩu lượng thịt trâu trị giá gần 5 tỷ USD vào năm 2013. Phần lớn lượng thịt đó tới các nước Đông Nam Ávùng Vịnh.

Xuất khẩu thịt không phải là ngành duy nhất chịu ảnh hưởng xấu bởi lệnh cấm. Hoạt động xuất khảu da, các sản phẩm từ da, mỡ, bột xương và những loại sản phẩm khác từ động vật cũng sẽ chịu tác động tiêu cực, Allanasons là doanh nghiệp xuất khẩu thịt trâu lớn nhất tại Ấn Độ. Đối với nhiều người Ấn Độ, lệnh cấm là sự can thiệp vô lý vào đời sống riêng tư của người dân. Phải chăng chính phủ muốn quy định những thứ mà chúng tôi có thể và không thể ăn, nhiều người đã ăn thịt trâu, bò từ nhiều thế hệ. Lệnh cấm giống như việc bảo người dân rằng họ không thể ăn đường. Nó sẽ không phát huy tác dụng[29].

Giết mổ lậu

Một cảnh giết mổ bò bí mật ở Ấn ĐộThủ cấp của một con bò bị mổ ở Ấn ĐộGiết mổ trâu ở Ấn Độ

Mặc dù người Hindu tin rằng bò là động vật linh thiêng và việc giết chúng bị cấm trên phần lớn đất nước, nhưng Ấn Độ là nước tiêu thụ thịt bò lớn thứ năm và xuất khẩu thịt bò lớn thứ hai trên thế giới. Một số cộng đồng, đặc biệt là người Hindu ở tầng lớp thấp cùng hàng triệu tín đồ Hồi giáo và Cơ đốc giáo, ăn thịt bò và trâu. Ấn Độ là nước xuất khẩu thịt bò đứng đầu trên thế giới vào năm 2012. Ở Ấn Độ, bò chỉ được phép giết mổ hợp pháp công khai ở hai nơi, đó là Tây Bengal ở phía Đông và Kerala ở miền Nam. Có khoảng 4.000 nhà máy thuộc da trên toàn quốc đã đưa ra lợi nhuận khoảng 2 tỷ USD cho ngành công nghiệp thuộc da ở Ấn Độ.

Ở Ấn Độ, từ nghìn đời nay, bò luôn được coi là loài vật thiêng, được thờ cúng như những vị thần. Nhưng sự thực đang thay đổi là những linh vật này đang là nạn nhân của làn sóng bắt trộm và giết thịt lén lút với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Thần linh bị xẻ thịt trên đất Ấn Độ, nông dân Ấn Độ phải ngủ cùng đàn bò của mình để canh chừng kẻ trộm. Ở những nơi mà thịt bò từng được bán một cách hợp pháp, không chỉ những người đạo Hồi và các nhóm thiểu số khác mua thịt bò, mà còn có nhiều người Hindu nghèo, những người không thể mua nổi các loại thịt khác, cũng ăn thịt bò. Từ nghìn đời nay, trong văn hóa của người Ấn Độ, bò là loài vật thiêng liêng, được tôn thờ như những vị thần. Nhưng thời thế đã đổi thay khá nhiều và vị thế bất khả xâm phạm này của những chú bò đang dần bị lung lay.

Những con bò vẫn bị bắt trộm và giết thịt từng ngày bởi những tên đạo chích táo tợn ngay tại các thành phố lớn. Khi màn đêm buông xuống, từ các ngõ ngách tối tăm tại các khu ổ chuột ngoại ô New Delhi, những băng nhóm trộm cắp bắt đầu hoạt động. Phần lớn họ xuất thân từ tầng lớp nghèo khó nhất trong xã hội Ấn Độ, một số là người vô gia cư. Mục tiêu hàng đầu mà những tên đạo chích này nhắm tới là những con bò. Thậm chí, cảnh sát New Delhi đã nhiều lần phải mở chiến dịch truy quét, cho người thâm nhập vào các băng nhóm trộm bò. Hàng nghìn tên đã bị bắt giữ, nhưng giới chức thành phố phải thừa nhận rằng, họ vẫn chưa thể chấm dứt được tình trạng tồi tệ này.

Ngoại ô New Delhi tập trung rất nhiều trang trại nuôi bò lấy sữa (theo truyền thống, người Ấn chỉ kiêng ăn thịt bò chứ không kiêng uống sữa bò). Khi một con bò sữa trở nên không còn sử dụng, chúng thường bị thả cho đi lang thang ở bên ngoài trang trại bởi nơi đây không tồn tại thị trường thịt bò. Còn nếu tiếp tục nuôi dưỡng chúng cho đến khi chết già thì chủ trang trại sẽ phải chi một khoản phí quá lớn, lớn hơn rất nhiều lợi nhuận mà họ thu được từ con bò đó, vì vậy, đây là điều không thể xảy ra. Vì thế, số lượng bò đi hoang ngày càng đông hơn. Chúng thường tập trung kiếm ăn ven đường, tại các bãi rác và bất cứ nơi đâu chúng có thể tìm thấy thức ăn và nước uống. Với những tên trộm, đây quả là một món quà trời cho.

Lượng sữa bò được Ấn Độ sản xuất đã tăng gấp 6 lần trong 40 năm qua (triệu tấn). Dẫu vậy, việc nước tiểu bò được tiêu thụ tốt là chưa đủ với nhiều chủ trang trại để tiếp tục chăm sóc cho những con bò già và ốm yếu. Tuổi thọ bình quân của một con bò là 15 năm và chúng ngừng sản xuất sữa rất nhiều năm trước khi chết. Do vậy, chi phí chăm sóc cho một con bò già không còn sữa là quá cao kể cả khi nước tiểu của chúng được ưa chuộng. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nạn giết bò vẫn còn tồn tại trên thị trường Ấn Độ[30]

Theo ước tính của sở Cảnh sát thành phố New Delhi, chỉ riêng năm 2011 đã có khoảng 40.000 con bò bị bắt trộm. Bọn trộm thường đưa những con vật đến các lò mổ bí mật nằm ngay ngoại ô thành phố, và tại đó, linh vật của người Ấn sẽ bị "hóa kiếp" để lấy thịt và da. Nỗ lực ngăn chặn của cảnh sát dường như không mấy hiệu quả trước sự manh động của những tên trộm. Chúng thường dùng cả xe tải (tự mua bằng tiền thu được từ trộm bò hoặc đi thuê) khi hành nghề. Mỗi khi nhìn thấy một con “bò đi hoang”, những tên trộm sẽ dừng lại, dắt bò lên thùng xe rồi tiếp tục chuyến săn đêm. Khi gặp cảnh sát, bọn trộm sẵn sàng thả, đẩy những chú bò này từ thùng xe xuống đường để làm vật cản đường cảnh sát, giúp chúng tẩu thoát. Lợi nhuận quá lớn từ mặt hàng đặc biệt này chính là động cơ khiến những tên đạo chích bất chấp cả giá trị truyền thống của dân tộc, cũng như sự truy quét gắt gao của cảnh sát.

Trung bình, mỗi con bò trộm được sẽ được các chủ lò mổ bất hợp pháp mua lại với giá khoảng 5.000 rupee (tương đương 94 USD). Mỗi đêm, với một xe tải, chúng có thể bắt được khoảng 10 con bò, và số tiền kiếm được sẽ vào khoảng hơn 900 USD. Tại một đất nước vẫn còn hơn 800 triệu người sống dưới mức 2 USD một ngày thì mức thu nhập hơn 900 USD/đêm này quả là có sức cám dỗ không thể cưỡng lại được. Nếu bị bắt và nỗ lực hối lộ cảnh sát bất thành, những tên trộm bò chỉ phải ngồi tù từ 10 đến 15 ngày. Ngay khi ra khỏi tù, bọn chúng lại tiếp tục công việc cũ. Ngay cả những con bò đang được nuôi trong các trang trại, những tên đạo chích này cũng không bỏ qua.

Huyết bò trong ẩm thực Ấn Độ

Có thể nói, phía sau sự lộng hành của các băng nhóm trộm bò tại Ấn Độ là một sự thay đổi sâu sắc của xã hội. Thực phẩm là vật thiêng đang dần được chấp nhận, ngay cả trong cộng đồng những người theo đạo Hindu. Mặt khác, mặc dù không tiêu thụ mặt hàng thực phẩm này ở nội địa (về mặt hình thức) nhưng thịt bò lại là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ. Các chủ lò mổ sẽ bán chúng cho các cơ sở chế biến, xuất khẩu thịt bò với cái tên thật là thịt bò, hoặc sẽ bán ra thị trường nội địa với danh nghĩa là thịt trâu dành cho xuất khẩu. Người Ấn theo đạo Hindu kiêng thịt bò chứ không kiêng thịt trâu nên chiêu "treo đầu trâu bán thịt bò" này dường như tỏ ra hiệu quả. Nhiều người ăn thịt bò mà cứ tưởng đó là thịt trâu.

Còn với những cộng đồng không kiêng kỵ thịt bò, chẳng hạn như những người theo đạo Hồi, hoặc những người thuộc tầng lớp hạ đẳng nhất của xã hội Ấn Độ (theo sự phân chia giai cấp ở đây gọi là Dalits) thì thịt bò được thoải mái là thịt bò.Theo thống kê của Chính phủ Ấn Độ, mức độ tăng trưởng của thị trường thịt gia súc trong nước (trong đó có cả thịt bò dưới danh nghĩa thịt trâu) đã tăng 14% trong giai đoạn từ năm 2010 đế năm 2012. Nhiều người Ấn Độ trẻ tuổi ngày càng ăn thịt nhiều hơn, thay vì chỉ ăn chay như các thế hệ trước. Hàng nghìn cơ sở giết mổ phi pháp. Theo quy luật thị trường thì có cầu thì dẫn đến sẽ có cung, số lò mổ cũng vì thế mà mọc lên như nấm, phần lớn là bất hợp pháp.

Riêng tại bang Andhra Pradesh, chính quyền ước tính đang tồn tại khoảng 3.100 cơ sở giết mổ gia súc (chủ yếu là giết mổ trâu và bò), trong khi họ chỉ cấp phép cho sáu cơ sở chính. Dù mức độ hoành hành của những tên trộm bò ở bang này được coi là khá thấp so với những bang lân cận, nhưng trung bình mỗi tháng, cảnh sát cũng bắt giữ được khoảng 150 tên trộm. Cũng giống như ở New Delhi, những tên này bị coi là tầng lớp dưới đáy xã hội, những khoản lợi nhuận thu được từ những phi vụ làm ăn trót lọt đều đã bị chúng ăn chơi, tiêu xài hết. Sau một thời gian bị giam giữ, ra tù với hai bàn tay trắng, những người này lại liên tục tái phạm hết lần này đến lần khác.

Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ động vật và thiên nhiên Karunan là Clementien Pauws cho rằng bò ở Ấn Độ bây giờ chỉ đơn thuần là một mặt hàng kinh doanh chứ không còn mang ý nghĩa tôn giáo nữa. Tất cả chúng đều bị đưa đến lò mổ. Nhận xét này có phần bi quan, bởi việc ăn thịt bò vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi ở Ấn Độ, đại đa số người theo đạo Hindu đều vẫn rất tôn kính linh vật này. Tuy nhiên, vị thế thần linh của bò tại Ấn Độ đang bị lung lay dữ dội trước sự thay đổi của xã hội. Trước thực trạng này, mới đây đảng Bharatiya Janata một trong hai đảng chính trị lớn nhất nước này đã phải lên tiếng yêu cầu tăng cường giám sát hiệu lực thi hành của luật cấm giết mổ bò vốn đã được ban hành từ nhiều năm nay.[31]

Việc buôn, bán trâu trong khu lò mổ ở thị trấn Ghazipur, thành phố New Delhi thì diễn ra tấp nập. Mỗi buổi sáng, trước khi mặt trời mọc, hàng trăm xe tải chở trâu tiến vào khu lò mổ ở thành phố New Delhi, nơi những nam thanh niên hối hả đưa những con trâu xuống xe. Đạp trên những đống phân tươi, họ kéo những con vật ra khỏi xe, dồn chúng thành từng nhóm để bán đấu giá trước khi giết. Công việc của họ khá nặng nhọc nhưng thù lao lại thấp.Nhưng mổ thịt trâu là ngành kinh doanh lớn. Thịt trâu là thực phẩm thiết yếu đối với hàng triệu người nghèo Ấn Độ bởi nó rẻ hơn phần lớn những loại thịt khác. Thịt trâu rẻ hơn phần lớn những loại thịt khác ở Ấn Độ, với mức giá chỉ bằng một nửa thịt gà, nên nó là nguồn thực phẩm quan trọng đối với những người đang vật lộn với cuộc sống nghèo khó[29].

Xu hướng

Thịt bò cà ri kiểu Kerala ở Ấn Độ

Nếu ước tính về số các vị thần thánh được tôn thờ, Ấn Độ là một trong những nước có nhiều đền thờ nhất thế giới (có tới 33 triệu thần trong Hindu giáo) và người dân ở đây thờ từ chuột, voi, khỉ, rắn và đặc biệt là . Việc thờ các vị thần có nguồn gốc từ động vật dẫn đến việc người Ấn Độ ít ăn thịt. Thực phẩm hàng ngày của họ là đậu, rau. Món ăn có thịt là gà, trâu nhưng để tìm được những quán ăn có các món này trên phố không dễ. Một vài nơi cũng không ăn gà, trứng gà cũng không ăn nhiều, tất cả các món đều được nấu với cà ri, một hương vị không phải ai cũng ăn được với mùi nồng nàn đặc trưng. Văn hóa ăn chay đã từng rất phổ biến ở Ấn Độ khi hơn 1 tỷ dân nước này theo đạo Hindu. Tôn giáo này không chỉ cấm ăn thịt bò mà còn đề cao việc ăn chay, kiêng sát sinh nên có đến 40% dân Ấn Độ thường xuyên ăn chay.

Tuy nhiên, với nhiều thay đổi trong quá trình hội nhập thế giới, có vẻ như văn hóa ăn chay ở Ấn Độ đã không còn quá khắt khe như trước nữa. Từ các quán ăn đường phố đến các nhà hàng ăn sang trọng hoặc kể cả tại các bữa ăn gia đình, những món ăn chay đã từng rất phổ biến với người dân Ấn Độ. Văn hóa ăn chay đang dần dần mai một. Với nhiều thay đổi về chính trị cũng như văn hóa theo hướng hội nhập và toàn cầu hóa, người dân Ấn Độ ngày càng có thêm nhiều cơ hội trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau. Đặc biệt là ngày càng đa dạng hóa trong việc tiêu thụ các loại thịt, cá trong đó có thịt bò.

Hiện nay, thậm chí Ấn Độ đã trở thành một trong những quốc gia tiêu thụ nhiều thịt gà nhất thế giới. Thế hệ trẻ ngày càng quan tâm đến sức khỏedinh dưỡng là một trong các lý do dẫn đến sự thay đổi này. Vì đơn giản, một lạng thịt gà cung cấp lượng proteinchất béo cao hơn rất nhiều so với một bát đậu lang. Đặc biệt, tầng lớp trung lưu của Ấn Độ đang phát triển mạnh, sức mua của người dân cũng ngày càng tăng. Vì giá thịt gà khá rẻ, nên khá nhiều người mua. Việc ăn thịt, cá đã dần trở thành một phần cuộc sống của nhiều người dân Ấn Độ, đặc biệt là giới trẻ, những vị khách thường xuyên của các chuỗi cửa hàng ăn nhanh[33]

McDonald's - Nhà hàng chuyên thịt bò đã có mặt ở Ấn Độ

McDonald’s là một tập đoàn nổi tiếng về việc mở rộng kinh doanh toàn cầu. Một trong số những quốc gia gia nhập vào danh sách của McDonald’s gần đây nhất là Ấn Độ, nơi McDonald’s bắt đầu thành lập chuỗi nhà hàng vào cuối thập niên 1990. Mặc dù Ấn Độ là một quốc gia nghèo nàn, nhưng tầng lớp trung lưu đông đúc, ước khoảng 200 triệu người, đã thu hút sự quan tâm của McDonald’s. Tuy nhiên, Ấn Độ đã mang đến một thách thức không nhỏ cho McDonald’s. McDonald’s là nơi tiêu thụ thịt bò nhiều nhất thế giới. Kể từ khi thành lập vào năm 1955, vô số động vật bị giết thịt để làm nên loại bánh Big Macs. Tuy nhiên, Ấn Độ có khoảng 140 triệu người theo đạo Hồi, và người đạo Hồi không ăn thịt heo. Vậy chỉ còn thịt gàthịt cừu.

McDonald’s đã giải quyết tình huống tiến thoái lưỡng nan trong văn hóa ẩm thực của Ấn Độ bằng cách cho ra đời “Maharaja Mac”, Big Mac phiên bản Ấn Độ được làm từ thịt cừu. Và những món ăn khác được thêm vào thực đơn cho phù hợp với khẩu vị địa phương, chẳng hạn như “McAloo Tikki Burger” được làm từ thịt gà. Tất cả món ăn đều được phân loại kĩ càng cho người ăn chay và ăn mặn để phù hợp với quốc gia nơi mà đa số người Ấn Độ giáo là những người ăn chay. Họ đã phải thay đổi rất nhiều cho phù hợp với khẩu vị của người Ấn Độ, 75% các món ăn trong thực đơn của McDonald’s tại Ấn Độ đã được Ấn Độ hóa. Tuy nhiên phản ứng tiêu cực của công chúng dường như ít tác động đến kế hoạch dài hạn của McDonald’s tại Ấn Độ. Công ty vẫn tiếp tục mở thêm các nhà hàng, tính đến năm 2006 đã có hơn 60 nhà hàng được mở trên cả nước và kế hoạch sẽ mở thêm 30 nhà hàng nữa sắp tới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giết mổ bò ở Ấn Độ http://www-cgi.cnn.com/ASIANOW/time/magazine/2000/... http://www.hindustantimes.com/india/graphic-mappin... http://indianexpress.com/article/explained/explain... http://archive.indianexpress.com/news/sc-laws-proh... http://www.indianexpress.com/oldStory/17117/ http://timesofindia.indiatimes.com/india/Cow-theft... http://timesofindia.indiatimes.com/india/Sushil-Mo... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2003-0... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2005-1... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2012-0...